Quay lại danh sách App.PhanKimNgan.Com

Tra Cứu Phật Lịch - 06/02/2022 [Xem hôm nay]

Bạn đang tìm ngày: 06/02/2022 - DL

Stt.3: (06/01 ÂL) Thánh đản Phật Định Quang Như Lai (*) - Còn gọi là Ngày Vía Phật Định Quang Như Lai.

Stt.4: (06/01 ÂL) Lễ hội chùa Bái Đính (Gia Viễn, Ninh Bình) - Chùa Bái Đính thuộc địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây là một quần thể chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam, được biết đến với nhiều kỷ lục Châu Á và Việt Nam được xác lập.
Lễ hội chùa Bái Đính được tổ chức từ chiều mùng 1 tết, khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3, buổi lễ mở đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư Ninh Bình. Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần: Phần lễ và Phần hội..


= Kết quả: Chủ nhật, 06/01/2022 - ÂL
---

PHẬT LỊCH

Phật Lịch Bắc Tông: 06/01/2565 - ÂL
Phật Lịch Nam Tông: 06/01/2565 - ÂL
---

LỊCH PHẬT ĐẢN

Phật Đản lần thứ: 2645 (15/04 ÂL, tức là 26/05 DL năm 2021)
Phật Đản lần thứ: 2646 (15/04 ÂL, tức là 15/05 DL năm 2022)
Phật Đản lần thứ: 2647 (15/04 ÂL, tức là 02/06 DL năm 2023)

Nam mô A Di Đà Phật,
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Nam mô Đại từ Đại bi Cứu khổ Cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát!
Hữu duyên cho ai được thấy trang này, và đọc được dòng chữ này.
Con là Kim Ngân, pháp danh Liên Hoa, Phật tử có thể sử dụng miễn phí trang này tại đây, hoặc quý Chùa cần tích hợp trên Website [Web chính thống của Chùa] miễn phí vui lòng liên hệ con ở phần mô tả chân trang.

Đổi Năm Phật Lịch

Các sự kiện Phật Lịch (ÂL) - Năm nay 2024

IN ẤN
Sự kiện cập nhật lần cuối cùng ngày 19/12/2023 - DL.
Kiểu xem: Dạng danh sách
Tháng 01 ÂL (+13)
01/01
#1. Ngày Đức Phật Di-lặc đản sanh - Bắc tông: Cũng là ngày tu tập và làm phước của toàn thể Phật tử (*) (10/02/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Đức Phật Di Lặc.
05/01
#2. Lễ Húy Nhật Đức Cố Đại Lão Hòa Thượng - Đức Đệ Nhị Tăng Thống GHPGVN TN (14/02/2024 DL)
Đại lão Hoà thượng: THÍCH GIÁC NHIÊN viên tịch ngày mồng 6 tháng Giêng năm Kỷ Mùi (1979) tại chùa Thiền Tôn, Huế; trụ thế 101 năm, với 68 Hạ lạp. Bảo tháp của Ngài hiện tôn trí tại khuôn viên Tổ Đình Thiền Tôn Huế. Lễ húy nhật tổ chức tại Tổ đình Thiền Tôn (Chùa Thiền Tôn) thôn Ngũ Tây, phường An Cựu, thành phố Huế và chùa Long Vĩnh, Sài Gòn, Việt Nam, và Pháp viện Minh Đăng Quang Xa lộ Hà Nội, An Phú, Quận 2, TPHCM
06/01
#3. Thánh đản Phật Định Quang Như Lai (*) (15/02/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Phật Định Quang Như Lai
06/01
#4. Lễ hội chùa Bái Đính (Gia Viễn, Ninh Bình) (15/02/2024 DL)
Chùa Bái Đính thuộc địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây là một quần thể chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam, được biết đến với nhiều kỷ lục Châu Á và Việt Nam được xác lập.
Lễ hội chùa Bái Đính được tổ chức từ chiều mùng 1 tết, khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3, buổi lễ mở đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư Ninh Bình. Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần: Phần lễ và Phần hội.
08/01
#5. Lễ hội chùa Đậu (Thường Tín, Hà Nội) (17/02/2024 DL)
Chùa Đậu là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở ngoại thành Hà Nội.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km, chùa Đậu (Pháp Vũ tự) tọa lạc ở thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ngôi chùa từng được mệnh danh là "Đệ nhất danh lam" dưới thời vua Lê Thần Tông, thế kỷ 17.
Chùa thờ Đại Bồ Tát Pháp Vũ (thần mưa) hay bà Đậu nên người dân còn gọi là chùa Đậu.
Lễ hội chùa Đậu diễn ra vào ngày mùng 8 đến mùng 9 tháng Giêng theo lịch âm. Hàng năm, vào những ngày này, chùa Đậu đón hàng ngàn lượng khách tham quan và Phật tử gần xa đến với lễ hội.
08/01
#6. Khai đàn Dược Sư đầu năm (lễ cầu an) (*) (17/02/2024 DL)
Theo truyền thống Phật giáo, vào ngày mồng tám đầu năm (Nếu tổ chức sớm thì mồng sáu đầu năm), lễ hội Dược Sư được tổ chức thường niên, các chùa thường "khai đàn Dược Sư" hay còn gọi là "lễ Cầu an". Hàng xuất gia cũng như tại gia đều chuyên tâm cầu nguyện "Thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc".
Đặc biệt, có 49 ngọn nến thắp lên tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ, đó là ánh sáng mầu nhiệm của đức Phật Dược Sư Lưu Ly, soi sáng đến cho nhân loại.
Dược Sư tiếng Phạn là , gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai hay còn gọi là Đại Y Vương Phật, Y Vương Thiện Thệ. Ngài là giáo chủ nước Tịnh Lưu Ly ở phương Đông, đã phát ra 12 thệ nguyện để cứu chữa bệnh tật cho chúng sanh vô minh ám độn.
10/01
#7. Vía tài lộc - Thánh Tăng Tài Lộc Sivali (19/02/2024 DL)
Đệ Nhất Tài Lộc, Thánh tăng Sivali, Tôn giả Sivali,... Từ cuộc đời vĩ đại của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị đệ tử của ngài, trong đó có Tôn giả Thi Bà La (Sivali) –được mệnh danh là Đệ Nhất Tài Lộc, đã cho chúng ta thêm niềm tin rằng Nhân quả báo ứng là có thật và luôn hiện hữu. Để có phước tài lộc dồi dào, chúng ta luôn thành tâm cúng dường và tôn kính các bậc Thánh giác ngộ, thực hành bố thí rộng lớn không chấp công dù chỉ là một việc nhỏ. Làm được như vậy, mọi người sẽ được may mắn về đường tài lộc, gia đình sung túc, bình an, thịnh vượng – đây là một lối sống chân chính và đúng với Luật Nhân quả nghiệp báo.
Trong dân gian có phong tục cúng Thần Tài vào ngày 10/01 âm lịch hằng năm để cầu tài lộc dồi dào bằng cách mua cá lóc nướng về cúng rồi ăn. Việc thờ cúng như vậy chỉ gieo thêm nghiệp sát sinh vào cuộc đời, vậy liệu rằng, việc làm đó có thực sự linh thiêng?
Như vậy, đối với tín ngưỡng dân gian 10/01 là ngày vía Thần Tài, còn đối với Phật Giáo sẽ là ngày Vía Thánh Tăng Tài Lộc Sivali!
Mồng 1 vía Phật Di Lặc cho đời thêm vui vẻ an lạc, Mồng 10 vía Thánh tăng Sivali nữa là không thua không kém.
15/01
#8. Rằm Tháng Giêng (Lễ Thượng nguyên) - Bắc tông: Ngày rằm Thượng Nguyên này là ngày lễ hội lớn, tu tạo các công đức - Nam tông: Ngày Pháp Bảo (Māghapūjā), kỷ niệm Đức Phật nói Kinh Giải Thoát Giáo (Ovādapāṭimokkha) và là ngày Đức Phật tuyên bố sẽ viên tịch (*) (24/02/2024 DL)
Còn gọi là Lễ/Tết Nguyên Tiêu. Và là Lễ phóng sinh.
15/01
#9. Lễ hội núi Bà Đen – Tây Ninh (24/02/2024 DL)
Lễ hội núi Bà Đen – Tây Ninh được xem là một trong những lễ hội mùa xuân lớn nhất ở miền Nam nước ta. Người ta không chỉ kéo đến đây để bái Phật mà còn để hòa mình vào không khí lễ hội tưng bừng với nhiều chương trình hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Hội Xuân núi Bà Đen là hoạt động lễ hội thường niên tại Khu di tích lịch sử văn hóa-danh thắng và du lịch núi Bà Đen nhân dịp đón năm mới, được tổ chức từ ngày mùng 4 đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch.
22/01
#10. Tổ Thập Tháp viên tịch (02/03/2024 DL)
Tức tổ Phước Huệ, Chứng Minh Đạo Sư, Hội Phật giáo Trung Phần
22/01
#11. Lễ Húy Nhật Đức Cố Đại trưởng Lão Hòa Thượng - Đức Đệ Nhất Tăng Thống GHPGVN TN (02/03/2024 DL)
Đại trưởng lão Hoà thượng: THÍCH TỊNH KHIẾT viên tịch ngày 23 tháng Giêng năm Quý Sửu (1973). Trụ thế 83 năm, 64 hạ lạp.Bảo tháp của Ngài an trú tại Tổ đình Tường Vân, hiệu là Thanh Trai. Lễ húy nhật tổ chức tại Tổ đình Tường Vân, phường Thủy Xuân, thành phố Huế và Thiền viện Vạn Hạnh, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
28/01
#12. Lễ Húy Nhật Đức Cố Đại Lão Hòa Thượng - Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVN TN (08/03/2024 DL)
Đại lão Hoà thượng: THÍCH QUẢNG ĐỘ viên tịch ngày 29 tháng giêng năm Canh Tý (2020) tại Chùa Từ Hiếu Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh. Trụ thế 93 năm và 73 hạ lạp. Xá lợi của Ngài được rải về Biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 19 tháng 3 năm Canh Tý (2020) để hải táng theo di huấn của Ngài ký ngày mồng 1 tháng 3 năm Kỷ Hợi (2019) - Tức 5/4/2019 dương lịch. Bảo tháp của Ngài an trú tại Tổ đình Long Quang, Cố đô Huế (Tu viện Long Quang, Huế). Lễ húy nhật tổ chức tại Tu viện Long Quang và một số Chùa ở hải ngoại GHPGVN TN
29/01
#13. Tổ Khánh Anh viên tịch (09/03/2024 DL)
Tổ sư Khánh Anh (1895 – 1961). Pháp Chủ Tăng-già Việt Nam, nhiệm kỳ 2.
Được biết, Hoà thượng thượng Đạo hạ Trân, pháp huý Chơn Quý, pháp danh Khánh Anh thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh, đời thứ 40. Thế danh Võ Hoá, sinh năm 1895 tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ngài xuất gia năm 1917, tại chùa Quang Lộc.
Thuận thế vô thường, sau bao năm phụng sự Phật Pháp, hoằng pháp lợi sanh, Hoà thượng đã an nhiên thâu thần viên tịch vào lúc 16 giờ, ngày 30 tháng Giêng năm Tân Sửu (1961) tại chùa Long An (Đồng Đế).
Tháng 02 ÂL (+5)
08/02
#14. Ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất gia (*) (17/03/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
15/02
#15. Rằm Tháng 2 - Bắc tông: Ngày vía Đức Phật Thích Ca Mâu-ni (nhập Niết Bàn/nhập Diệt) (*) (24/03/2024 DL)
15/02
#16. Đản sanh Hòa Thượng Thích Tịnh Không (Tịnh Độ Tông và Thiền Tông nổi tiếng ở Trung Hoa) (24/03/2024 DL)
Hòa Thượng Tịnh Không được xem là người có công phục hưng Tịnh độ tông với việc cống hiến cả cuộc đời mình cho việc nghiên cứu, thực hành và truyền bá pháp môn Tịnh Độ, là một pháp môn mà ông đã đạt được những thành tựu lớn nhất.
Ngài là một trong những vị thiền sư vĩ đại của Trung Quốc, có nhiều thành tựu và đóng góp to lớn cho nền Phật giáo nước nhà nói chung. (18 tháng 3 năm 1927 - 26 tháng 7 năm 2022)
19/02
#17. Ngày Quán Thế Âm Bồ Tát giáng sanh/ đản sanh - Bắc tông: Theo Bắc Tông (*) (28/03/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Quán Thế Âm Bồ Tát
21/02
#18. Ngày Đức Phổ Hiền Bồ Tát giáng sanh - Bắc tông: Theo Bắc Tông (*) (30/03/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Đức Phổ Hiền Bồ Tát
Tháng 03 ÂL (+12)
01/03
#19. Lễ hội chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) (09/04/2024 DL)
Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây là một lễ hội lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương.
02/03
#20. Hòa thượng Thích Trí Thủ viên tịch (10/04/2024 DL)
Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đầu tiên
03/03
#21. Tết Hàn Thực (11/04/2024 DL)
Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, xuất hiện chủ yếu tại các tỉnh Trung Quốc, khu vực miền Bắc Việt Nam và thường được chào đón tại các cộng đồng người Hoa trên Thế Giới.
Vào ngày lễ này mọi người thường xay bột, nấu đậu xanh, tự làm các món bánh chay, bánh trôi, nấu chè xôi,.. để lễ Phật và cúng tổ tiên.
06/03
#22. Ngày Thánh Tăng Đại Ca Diếp nhập niết bàn (*) (14/04/2024 DL)
Còn gọi là Ngày vía Tôn Giả Ma Ha Ca-Diếp - Đệ Nhất Đầu Đà.
06/03
#23. Hội chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội) (14/04/2024 DL)
Vào ngày chính hội, dân làng đi lấy nước thiêng về làm lễ mộc dục (tắm tượng) và nước cúng, dâng hương, lễ vật vừa cầu kinh niệm Phật cầu phúc. Du khách hành hương, tham quan thắng cảnh, kiến trúc chùa và chiêm ngưỡng 18 pho tượng La Hán cũng như tham dự các trò chơi dân gian dưới chân đồi như múa rối, kéo co, chọi gà, cờ người, đấu vật...
Thời gian: 6/3 âm lịch. Địa điểm: Xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Đối tượng suy tôn: Đức Phật, La Hán. Đặc điểm: Hành hương lễ Phật, tụng kinh niệm phật.
06/03
#24. Thượng tọa Thích Phước Hạnh trụ trì chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long viên tịch (14/04/2024 DL)
Thượng tọa Thích Phước Hạnh, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long, trụ trì chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long viên tịch vào lúc 12 giờ 10 phút, 06/03 Giáp Thìn 2024 (ngày 14/04/2024), tại chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long; trụ thế 60 năm, 38 hạ lạp.
Thượng tọa Thích Phước Hạnh là vị giáo phẩm có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Phật giáo tỉnh Vĩnh Long nhiều năm qua, đặc biệt đã trùng kiến ngôi chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long (TP.Vĩnh Long) trở thành một công trình tâm linh tiêu biểu của Phật giáo vùng Tây Nam Bộ. Thượng tọa còn được biết đến là vị giáo phẩm am tường về nghi lễ truyền thống Phật giáo Nam bộ.
07/03
#25. Lễ hội chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội) (15/04/2024 DL)
Lễ hội chùa Thầy là lễ hội đầu xuân ở Hà Nội. Hội chùa Thầy không chỉ thu hút những tín đồ phật giáo mà còn thu hút nhiều nam thanh nữ tú gần xa đến tham gia và khám phá vẻ đẹp của vùng Sài Sơn. Đây là lễ hội mang tính chất tôn giáo có sự kế hợp với các nhạc cụ dân tộc.
14/03
#26. Lễ hội Gò Tháp (Tháp Mười, Đồng Tháp) (22/04/2024 DL)
Lễ hội Gò Tháp là lễ hội lớn và quy mô nhất Đồng Tháp, tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch.
Về dự lễ hội đặc sắc Gò Tháp, trước hết bạn có thể thăm các di tích cổ: Gò Tháp Mười, Tháp Cổ tự, miếu Bà Chúa Xứ v.v., sau đó còn được hoà mình vào không khí lễ hội dân gian, được thưởng thức các hoạt động văn hoá nghệ thuật.
Hai lễ hội đầu và cuối năm ở Gò Tháp đều tấp nập hàng chục ngàn du khách từ TP.HCM và các tỉnh lân cận về đây cầu tài, cầu lộc và hành hương đi lễ. Từ chiều 14 đến rạng sáng 16 tháng 3 âm lịch là lễ hội tưởng niệm Bà Chúa Xứ, tương truyền là nguời có công lao khai phá, tạo dựng và phát triển vùng này. Từ chiều 14 đến rạng sáng 16 tháng 11 âm lịch là lễ tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương (Võ Duy Dương) và Đốc binh Kiều (Nguyễn Tấn Kiều).
16/03
#27. Ngày Phật Mẫu Chuẩn Đề đản sanh - Bắc tông: Theo Bắc tông (*) (24/04/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Đức Đại Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương
20/03
#28. Lễ Húy Nhật Đức Cố Đại Lão Hòa Thượng - Đức Đệ Tam Tăng Thống GHPGVN TN (28/04/2024 DL)
Đại lão Hoà thượng: THÍCH ĐÔN HẬU viên tịch ngày 21 tháng 3 năm Nhâm Thân 1992, tại Tổ Đình Linh Mụ, Huế, Việt Nam. Trụ thế 88 tuổi với 68 năm hạ lạp. Bảo tháp của Ngài an trú tại khuôn viên chùa Thiên Mụ, thành phố Huế (Linh Mụ). Lễ húy nhật tổ chức tại tại chùa Linh Mụ, thành phố Huế
22/03
#29. Lễ hội Quán Âm Nam Hải – Bạc Liêu - Nam tông: Quán Âm Phật Đài là tên một ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. (*) (30/04/2024 DL)
Vào ngày 22,23 và 24 tháng 3 âm lịch hàng năm; nơi đây thường có cho tổ chức lễ hội Quan Âm Nam Hải. Đây là một trong những lễ hội Phật giáo lớn nhất của tỉnh Bạc Liêu; và với những giá trị văn hóa độc đáo, sức hấp dẫn từ các hoạt động văn hóa tâm linh, lễ hội được xem là một trong những điểm nhấn quan trọng của du lịch Bạc Liêu.
29/03
#30. Lễ Húy Nhật Hòa thượng Thích Giác Khang - Một trong những vị hòa thượng vĩ đại, có tầm ảnh hưởng lớn (07/05/2024 DL)
Sư Giác Khang niệm Phật vãng sanh và lưu xá lợi nhiệm mầu. Ngài viên tịch đã để lại nhiều ấn chứng như bắt đầu châm ngọn lửa hỏa táng, hào quang rực rỡ tỏa sáng bao quanh kim quan, tỏa sáng trên tháp hỏa và hào quang tỏa sáng cả bầu trời, ngoài ra còn để lại vô số xá lợi đủ màu sắc.
Hòa thượng Giác Khang là một bậc tôn túc, chân sư đạo hạnh trong Hệ phái Khất Sĩ. Khi gặp được Trưởng lão Tri sự Giác Như và đoàn Du Tăng hành đạo, Ngài đem cả cuộc đời phụng sự và hiến dâng cho đạo pháp.
Đời Ngài là một tấm gương sáng, mẫu mực về hạnh tiết thực, xả ly, vô trụ và hướng đến đời sống đạo hạnh. Thuận theo vô thường, Ngài đã viên tịch lúc 15 giờ 30 phút chiều ngày 30 tháng 3 năm Quý Tỵ (30/3/2013), để lại vô vàn sự kính tiếc đối với pháp lữ đồng tu và môn đồ đệ tử.
Tháng 04 ÂL (+7)
04/04
#31. Ngày Văn Thù đại sĩ đản sanh (*) (11/05/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Đức Văn Thù Bồ Tát
15/04
#32. Rằm Tháng 4 - Đại Lễ Phật Đản và lễ tắm Phật - Bắc tông: Theo Bắc tông - Nam tông: Đây là ngày Đại Lễ Tam Hợp hay còn gọi ngày Phật Bảo (Visākhapūjā) kỷ niệm ba sự kiện trọng đại của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni: Đản sanh; Thành đạo; Nhập diệt. Từ năm 1956, Phật giáo thế giới chọn ngày này làm ngày tưởng niệm đức Phật giáng sanh (*) (22/05/2024 DL)
Còn gọi là Ngày vía Phật Thích Ca Đản Sanh. Trăng Tròn Tháng Tư, Từ vườn Lâm Tỳ Ni đấng Thế Tôn đản sanh.
Sau khi được sinh ra, Ngài liền bước bảy bước, mỗi bước đi đều nảy một bông sen dưới chân, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất nói rằng: "Trên trời, dưới đất ta là người cao quý nhất".
Trước đây là ngày 8/4 (Ngày theo lịch Ấn Độ cổ - Ngày trăng tròn tháng Vesaka theo lịch Ấn Độ)
16/04
#33. Ngày an cư kiết hạ của Tăng Ni - Bắc tông: Truyền thống Bắc tông (23/05/2024 DL)
An cư kiết hạ là pháp tu hành của người xuất gia trong ba tháng hạ (bắt đầu từ ngày Đản sinh của đức Phật Thích Ca 15/4 Âm lịch cho đến ngày Lễ Vu Lan 15/7 Âm lịch). Đây là truyền thống có giá trị rất thiết yếu trong Phật giáo.
Về thời gian an cư, thông thường phần nhiều lấy một hạ chín tuần (tức ba tháng) làm kỳ hạn. Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao (quyển thượng, phần 4), lấy ngày 16 tháng 4 là ngày đầu an cư, ngày 15 tháng 7 là ngày cuối cùng, ngày hôm sau là ngày Tự tứ; luật Ma-ha-tăng-kỳ (quyển 27), thì lấy ngày 15 tháng 7 làm ngày Tự tứ. Về ngày tháng quy định thì tùy theo đất nước, khí hậu, để tiến hành thời gian an cư cho phù hợp.
20/04
#34. Ngày Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (27/05/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Bồ Tát Quảng Đức
23/04
#35. Ngày Bồ Tát Phổ Hiền thành đạo (*) (30/05/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Đức Bồ tát Phổ Hiền
23/04
#36. Lễ hội Bà Chúa Xứ (Châu Đốc, An Giang) (30/05/2024 DL)
Còn gọi là lễ Vía Bà Chúa Xứ, được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam (trước là xã Vĩnh Tế), thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Lễ hội thu hút hàng ngàn lượt du khách đến viếng thăm, dâng lễ cầu xin tài lộc, may mắn và chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp của vùng đất An Giang.
28/04
#37. Ngày Đức Phật Dược Sư đản sanh (*) (04/06/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Đức Phật Dược Sư
Tháng 05 ÂL (+1)
13/05
#38. Mừng ngày sinh của Già Lam Bồ Tát - Bắc tông: Theo Bắc tông (*) (18/06/2024 DL)
Còn gọi là Ngày vía Già Lam Thánh Chúng
Tháng 06 ÂL (+8)
02/06
#39. Lễ Húy Nhật Đức Cố Đại Lão Hòa Thượng - Đức Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVN TN (07/07/2024 DL)
Đại lão Hoà thượng: THÍCH HUYỀN QUANG viên tịch ngày mồng 3 tháng 6 năm Mậu Tý (2008) tại Phương Trượng Tu Viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định. Ngài trụ thế 89 năm và 69 hạ lạp. Bảo tháp của Ngài hiện tôn trí tại khuôn viên Khuôn viên Tu Viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định. Lễ húy nhật tổ chức tại Tu Viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định và chùa Chánh Thiên Bà Rịa, Bà Rịa - Vũng Tàu
03/06
#40. Ngày Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát (*) (08/07/2024 DL)
Còn gọi là ngày vía Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát (Ông Thiện - Ông Ác)
15/06
#41. Rằm Tháng 6 - Nam tông: Đây là ngày Đức Phật chuyển Pháp Luân tại Lộc Uyển, và là ngày an cư kiết hạ của chư Tăng, Nam tông. Ngày Đại đức Thích Nguyên Hương vị pháp thiêu thân (*) (20/07/2024 DL)
19/06
#42. Ngày Quan Thế Âm Thành Đạo - Bắc tông: Theo Bắc tông - Nam tông: Vía tổ Khánh Hoà, tổ thứ nhất của phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam (*) (24/07/2024 DL)
Còn gọi là ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát
24/06
#43. Ngày Đại đức Thích Thanh Tuệ vị pháp thiêu thân (29/07/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Đại đức Thích Thanh Tuệ
26/06
#44. Ngày Sư Cô Thích Nữ Diệu Quang vị pháp thiêu thân (31/07/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Sư Cô Thích Nữ Diệu Quang
27/06
#45. Ngày Đại đức Thích Tiêu Diêu vị pháp thiêu thân (01/08/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Đại đức Thích Tiêu Diêu
28/06
#46. Hòa Thượng Thích Tịnh Không (Tịnh Độ Tông và Thiền Tông nổi tiếng ở Trung Hoa) đã Viên Tịch (02/08/2024 DL)
Thuận thế vô thường, Hòa thượng Tịnh Không đã viên tịch tại chùa Cực Lạc vào 2 giờ sáng ngày 26/7/2022, trụ thế 96 tuổi. (18 tháng 3 năm 1927 - 26 tháng 7 năm 2022)
Tháng 07 ÂL (+4)
13/07
#47. Ngày Đại Thế Chí Bồ Tát đản sanh (*) (16/08/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Đại Thế Chí Bồ Tát
15/07
#48. Rằm tháng 7 (Lễ Trung nguyên) - Bắc tông: Theo Bắc tông (*) (18/08/2024 DL)
Và là Lễ Vu Lan Báo Hiếu (Ngày Vu Lan Bồn). Nhắc tới đạo hiếu là nói đến ngài Mục Kiền Liên (Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát) người được Phật Thích Ca dạy thiết lễ Vu Lan Bồn, ngày rằm tháng bảy năm đó, thân mẫu của ngài được thoát nạn. Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời. Lễ phóng sinh
24/07
#49. Ngày Bồ Tát Long Thụ đản sanh - Bắc tông: Một trong bát tông của Phật Giáo Đại Thừa (*) (27/08/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Long Thụ Bồ Tát
Tổ Long Thọ người đời gọi Ngài là Bồ Tát. Sanh sau Đức Phật nhập Niết bàn 517 năm, ở miền Tây nước Ấn. Thuở nhỏ Ngài thích nghe kinh Phật. Ngài có biệt tài, khi nghe ông Phạm Chí tụng hết 4 bộ kinh Phệ Đà, Ngài thuộc lòng.
30/07
#50. Ngày Đức Địa Tạng Bồ Tát thành Đạo (*) (02/09/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát. (Nếu tháng thiếu, dời sang ngày 29)
Tháng 08 ÂL (+5)
03/08
#51. Ngày Đức Lục Tổ Huệ Năng thị tịch (05/09/2024 DL)
Còn gọi là Ngày vía Đức Lục Tổ Huệ Năng
06/08
#52. Lễ giỗ Tịnh Độ tông chủ Huệ Viễn lão Tổ (08/09/2024 DL)
Còn gọi là Ngày vía Đức Huệ Viễn (Sư Tổ Tịnh Độ tông)
08/08
#53. Tưởng nguyện Khánh Vía Tổ sư thiền tông đời pháp thứ hai: A Nan Đà (*) (10/09/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Tôn Giả A Nan Đà (Ananda)
15/08
#54. Ngày Nguyệt Quang Bồ Tát đản sanh (*) (17/09/2024 DL)
Hay còn gọi là Nguyệt Tịnh Bồ Tát. Ngày vía Nguyệt Quang Bồ Tát
22/08
#55. Ngày Đức Nhiên Đăng Cổ Phật đản sanh (*) (24/09/2024 DL)
Còn gọi là Ngày vía Đức Phật Nhiên Đăng
Tháng 09 ÂL (+8)
02/09
#56. Ngày Đại đức Thích Quảng Hương vị pháp thiêu thân (04/10/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Đại đức Thích Quảng Hương
09/09
#57. Ngày Ma Lợi Chi Thiên đản sanh (*) (11/10/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Ma Lợi Chi Thiên Bồ-Tát
11/09
#58. Ngày Đại Đức Thích Thiện Mỹ vị pháp thiêu thân (13/10/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Đại Đức Thích Thiện Mỹ
13/09
#59. Lễ hội chùa Keo (Vũ Thư, Thái Bình) (15/10/2024 DL)
Chùa Keo tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Mỗi năm chùa tổ chức hai mùa lễ hội. Hội xuân được mở vào ngày 4 tháng 1 âm lịch. Hội thu được mở vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch và là hội chính.
Hội thu nhằm tưởng nhớ, suy tôn Ðức Thiền sư Không Lộ - người sáng lập chùa và rất giỏi Phật pháp, Ngài đã có công chữa khỏi bệnh cho vua Lý và được phong làm quốc sư.
Các lễ thức trong 3 ngày hội thu trong tháng 9 của chùa Keo vừa mang tính lễ hội nông nghiệp, giải trí, vừa mang tính chất của một lễ hội lịch sử gắn liền với cuộc đời của Thiền sư Không Lộ.
15/09
#60. Rằm tháng 9 - Nam tông: Ngày Mãn hạ và dâng y công Đức (Kathina) hay còn gọi là ngày Tăng Bảo (17/10/2024 DL)
16/09
#61. Đại lão hòa thượng Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ viên tịch (18/10/2024 DL)
Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ. Hoà thượng là Đệ tam Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngài là bậc tùng lâm thạch trụ của Phật giáo Việt Nam, là bậc cao tăng có nhiều đóng góp cho Giáo hội.
Do niên cao, lạp trưởng, Đại lão Hòa thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 03h22 phút, ngày 21 tháng 10 năm 2021 tức ngày 16 tháng 9 năm Tân Sửu, tại Tổ đình Viên Minh (chùa Ráng), xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội. Trụ thế 105 năm, Hạ lạp 85 năm.
Kim quan Đại lão Hòa thượng nhập Bảo tháp trong khuôn viên Tổ đình Viên Minh (chùa Ráng), xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
19/09
#62. Ngày Quán Thế Âm Bồ Tát Xuất gia - Bắc tông: Theo Bắc tông (*) (21/10/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Quán Thế Âm Bồ Tát
30/09
#63. Ngày Đức Phật Dược Sư Lưu Ly thành đạo (*) (31/10/2024 DL)
Còn gọi là Ngày Vía Đức Phật Dược Sư Lưu Ly. (Nếu tháng thiếu, dời sang ngày 29)
Tháng 10 ÂL (+3)
05/10
#64. Lễ giỗ Sơ Tổ Đạt Ma (*) (05/11/2024 DL)
Còn gọi là Ngày vía Đức Bồ Đề Đạt Ma (Sư Tổ Thiền tông)
10/10
#65. Tết Trùng Thập (Lễ cơm mới) (10/11/2024 DL)
Tết Trùng Thập hay Tết Song thập, Tết thầy thuốc, Tết cơm mới, Tết Thường Tân. Được tổ chức vào ngày 10/10 Âm lịch hàng năm. Ở những vùng trồng lúa thì vào ngày 10 tháng 10 âm lịch thường rơi trúng mùa gặt của họ.
Trong Phật giáo, Tết Trùng Thập được gọi là Tết Hạ Nguyên.
Ở một số nơi, Tết Trùng Thập được tổ chức vào ngày rằm Tháng Mười hay ngày 31 tháng 10.
15/10
#66. Rằm tháng 10 (Lễ Hạ nguyên) (*) (15/11/2024 DL)
Và là Lễ tạ ơn trong Đạo Phật (Thanksgiving) – là một trong bốn ơn của Phật giáo mà đức Phật đã dạy khi ngài còn tại thế. Sau khi cúng tạ ơn, cả gia đình sum họp quanh bếp lửa hồng của mùa đông giá rét với một bữa cơm đoàn tụ, ấm cúng
Tháng 11 ÂL (+2)
01/11
#67. Tổ Huệ Quang viên tịch (01/12/2024 DL)
Pháp Chủ GHPGVN, nhiệm kỳ I
17/11
#68. Ngày Đức Phật A Di Đà đản sanh - Bắc tông: Theo Bắc tông (*) (17/12/2024 DL)
Còn gọi là Ngày vía Đức Phật A Di Đà. Giáo chủ thế giới Phật giáo Tây phương.
Vì Kinh sách Tịnh Độ tông không ghi rõ ngày đản sinh, xuất gia thành đạo của Phật A Di Đà, nên người tu Tịnh Độ chọn ngày sinh của Vĩnh Minh Thọ Thiền Sư là ngày 17 tháng 11 Âm lịch hàng năm cử hành lễ vía, nhớ lại Đức Phật A Di Đà. Vĩnh Minh Thọ Thiền Sư được xem như là hoá thân của Phật A Di Đà.
Tháng 12 ÂL (+8)
08/12
#69. Ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo - Bắc tông: Theo Bắc tông (*) (07/01/2025 DL)
Còn gọi là Ngày vía Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Nên nấu cháo cung dưỡng Ngài và làm nhiều công quả, tích phúc đức.
15/12
#70. Ngày Hiệp kỵ (14/01/2025 DL)
Tức là ngày tưởng niệm các bậc tiền bối đã dày công xây dựng và phát huy đạo Phật Nguyên thủy tại Việt Nam
15/12
#71. Lễ Húy Nhật Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Đàm - Phó Pháp chủ GHPGVN (14/01/2025 DL)
Đại lão Hòa thượng: THÍCH THANH ĐÀM viên tịch vào 13 giờ 30 phút chiều 18-1-2022, nhằm ngày 16-12-Tân Sửu (2021) tại chùa Hòa Lạc (xã Như Hòa, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình); trụ thế 98 năm, với 78 Hạ lạp. Nhập tháp tại chùa Hòa Lạc.
Đức Phó pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình; nguyên Ủy viên Hội đồng Trị sự; nguyên Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình; Chứng minh Tổ đình Kim Liên; Tổ đình Hàm Ân; Tổ đình Yên Định; Viện chủ chùa Hòa Lạc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
19/12
#72. Lễ Húy Nhật Trưởng lão Hòa thượng Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Cao Tăng của Phật giáo Việt Nam (18/01/2025 DL)
Thiền sư THÍCH NHẤT HẠNH viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế vào ngày 22/01/2022, nhằm ngày 20 tháng 12 năm Tân Sửu (2021), ở tuổi 96, theo cáo phó của tăng đoàn Làng Mai; trụ thế 95 năm, với 72 Hạ lạp. Lễ nhập kim quan tại chùa Từ Hiếu và sau đó làm Lễ Trà tỳ (hỏa thiêu) tại Công viên Vườn Địa Đàng (xã Thủy Bằng, TP Huế). Sau lễ Trà tỳ, xá lợi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được an vị tại Tổ đình Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai trên thế giới mà không cần phải xây tháp.
GHPGVN cho hay, Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhất Hạnh là vị cao Tăng của Phật giáo Việt Nam có nhiều công lao trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp góp phần xiển dương Phật giáo Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài. Ngài là vị Thiền sư hướng đạo của Phật giáo đồ trên thế giới.
Tác giả của tác phẩm sách: Đường Xưa Mây Trắng (Cuộc Đời Của Đức Phật Thích Ca)
Bộ phim Đức Phật Thích Ca (Buddha) được chuyển thể từ tác phẩm "Đường xưa mây trắng" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đây là bộ phim về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn được đầu tư công phu và chất lượng nhất hiện nay bởi nhà tỷ phú người Ấn Độ B.K. Modi.
20/12
#73. Hoà thượng Thích Thiện Hoa viên tịch (19/01/2025 DL)
Đại lão Hòa thượng đảm trách nhiều trọng trách của Giáo hội trước 1975: Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVN Thống nhất, Trưởng ban Giáo dục kiêm Trưởng ban Hoằng pháp Giáo hội Tăng Già Nam Việt, Đốc giáo Phật học đường Nam Việt - chùa Ấn Quang (Sài Gòn), Đệ nhất Trụ trì Việt Nam Quốc Tự.
Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hoa đã an nhiên viên tịch ngày 23-1-1973, nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Nhâm Tý (1972), trụ thế 55 năm, 26 Hạ lạp.
Năm 1972, Hòa thượng Thích Thiện Hoa viên tịch, Thượng tọa trụ trì Thích Hoàn Phú đã cho xây tháp Thiện Hoa, thờ linh cốt của Ngài tại Chùa Phước Hậu - Tam Bình (ngang thị trấn Trà Ôn ngày nay), Vĩnh Long.
23/12
#74. [Đưa] Cúng tiễn ông Táo về trời (*) (22/01/2025 DL)
Ông Công, ông Táo là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà. Ông Táo là 3 vị đầu rau (2 nam, 1 nữ) trong coi việc bếp núc trong gia đình.
Theo phong tục, lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về trầu trời.
Ông Công, ông Táo lên trời báo cáo thỉnh thị Ngọc Hoàng trong 7 ngày từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày 30 tháng Chạp, những năm lịch âm không có ngày 30 tháng Chạp thì làm lễ đón ông Công, ông Táo về vào ngày 29 tháng Chạp.
25/12
#75. [Đưa] Cúng tiễn Phật, Bồ Tát, Chư Thiên, Thần Thánh, Ông Bà Tổ Tiên về Trời, Mẹ Sanh-Mẹ Độ (*) (24/01/2025 DL)
Ngày 25 tháng Chạp (Ngày cúng tiễn ông bà), cũng là ngày các tín đồ Phật Giáo làm lễ tiễn Phật, Bồ Tát, Chư Thiên về chầu Trời (Nếu gia đình có cúng 23 tháng Chạp thì cúng chung ngày 23 vẫn được). Sau khi cúng lễ (lễ vật chay gồm nhang, đèn, trà, quả) là thời gian Chư Phật, Bồ Tát, Chư Thiên đã về cõi thương, nên mọi người tranh thủ lau rửa bàn thờ, giặt giũ màn trướng ở ban thờ Phật, tắm tượng Phật bằng nước thơm.
Sau khi tiễn, sẽ không đốt hương, cúng gì cho đến đêm trừ tịch (đêm Giao thừa), khi làm lễ thỉnh Phật trở về. Ở Chùa, chư tăng sư cũng tiến hành lễ này và sau đó lau chùi đồ tự khí, bửu điện, hương án, tượng thờ và dọn dẹp tu viện.
Nếu như lễ tiễn thần, Phật là nghi thức của cộng đồng, thì lễ Chung niên là nghi thức của từng gia đình. Lễ này được tổ chức từ rằm tháng Chạp đến trước ngày 30 cuối năm. Với các nhà làm nghề thủ công, họ thường làm lễ muộn để cúng tạ tổ sư và gia thần, là dịp để liên hoan giữa thầy và thợ trước khi nghỉ Tết.
30/12
#76. [Rước] Làm lễ Thỉnh Phật, Bồ Tát, Chư Thiên, Thần Thánh, Ông Bà Tổ Tiên về Trời, Mẹ Sanh-Mẹ Độ,... trở về. Đêm Trừ tịch (đêm Giao thừa) (*) (28/01/2025 DL)
Giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch, là mốc thời gian giao tiếp giữa năm cũ và năm mới, thường bắt đầu từ giờ chính Tý (0h đêm 30 tháng Chạp).
Nếu gia đình chưa có bàn thờ Phật, thì không sắm lễ cúng Phật, nhưng vẫn đọc phần cúng Phật, khi đọc thì hướng tâm tới Phật, nguyện dâng tất cả lễ đã sắm để cúng Phật, rồi thừa lộc Phật, vẫn hiến cúng được cho chư Thiên, chư Thần và các vong linh.
Sư thầy Phong cho biết thêm, ngày xưa lễ giao thừa được tổ chức ở tại đình làng hoặc Văn miếu, được thực hiện bởi những vị tiên chỉ (người có địa vị, niên cao nhất) chủ trì, dân làng tập trung lễ bái rồi rước lộc về nhà.
Nhưng khi Phật giáo du nhập vào bản địa thì ngôi chùa dần dần trở thành điểm tựa tâm linh cho mọi người, nên vào thời khắc giao thừa nhân dân cũng đến chùa để đón giao thừa và lễ Phật đầu năm. Theo nghi lễ thiền gia, vào đầu giờ Tý, các chùa đều thỉnh 108 tiếng đại hồng chung để trừ tịch, kế đến là khai chuông, bảng, nghinh thiên tiếp giá, dâng hương trì chú, tụng kinh để chúc phúc đến đạo tràng và ban lộc mừng xuân đến Phật tử.
Tổng cộng: (76) dữ liệu được tìm thấy.
Trong đó: Có (36) sự kiện (*) và (40) sự kiện còn lại.
Sự kiện cập nhật lần cuối cùng ngày 19/12/2023 - DL.






Hướng dẫn: Ngày trong ngoặc có màu xanh dương là ngày đã đổi sang Lịch Dương. Tháng được đóng khung viền màu xanh lá đại diện cho tháng hiện tại. Sự kiện có ký hiệu (*) nghĩa là sự kiện lớn, quan trọng, hoặc nổi bật.
  • Đản sanh: Nói lên ý nghĩa sự ra đời của đức Phật nhằm đem lại cho muôn loài (trong đó loài người là quan trọng nhất) một niềm vui hân hoan xán lạn, và đồng thời cũng là để tô điểm cho cõi đời này thêm nhiều hương hoa tươi đẹp.
  • Giáng sanh: Hay "giáng sinh" hàm có nghĩa là đức Phật từ một nơi cao xa mà xuống một chỗ thấp để sinh ra.
  • Niết bàn: Nguyên lai, từ “niết bàn” được dùng để chỉ cho trạng thái “lửa tắt” (hay “củi hết lửa tắt” – nghĩa là, con người khi thân xác và trí năng đều nguội lạnh thì tức là đã chết, giống như củi hết lửa tắt). “Niết bàn” có hai loại: Hai thứ Niết Bàn, Bốn thứ Niết Bàn.
  • Viên tịch: Nhập diệt, Diệt độ, Viên tịch, Thị tịch (hay Nhập niết bàn) đều được dùng để chỉ sự chết của Ngài.
  • Xuất gia: Xuất gia theo nghĩa đen là ra khỏi nhà. Nhưng đầy đủ thì xuất gia mang ba ý nghĩa chính: Xuất thế tục gia, Xuất phiền não gia, Xuất tam giới gia.
  • Thành đạo: Thành Đạo cũng đồng nghĩa như Thành Phật. Mặt khác, Thành đạo là Phật đã đi hết, đã cuối đoạn đường mà Bồ tát đã phãi đi, đã thể nhập tận cùng trong nhỏ tận cũng và trùm hết cái lớn tận cùng lớn, tức là đã đạt được bao trùm cả đại đạo, là bể cả của muôn sông, là không giới của Vũ-trụ, là bao hàm cả vu-trụ vô sở hữu và biến nhập trong tất cả và ngoài của tất cả và còn gọi là Nhất thiết chủng trí...
  • An cư kiết hạ: Mùa an cư có hai ý nghĩa: Thể hiện lòng từ bi không nỡ làm tổn hại chúng sinh, đồng thời tập trung việc hướng dẫn dạy dỗ tu học cho Tăng Ni. Nhờ các vị đạo cao đức trọng chỉ dạy trong ba tháng ròng rã, chư Tăng, chư Ni tu hành được tinh tấn và kết quả tốt.
  • Lễ húy: Hay Lễ Húy Nhật, lễ Húy Kỵ là ngày giỗ theo âm Hán. Tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.
  • GHPGVN TN: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất. Thành lập tháng 1 năm 1964.
  • GHPGVN: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Thành lập tháng 11 năm 1981. Năm 1981, Đại hội các tổ chức Phật giáo được tổ chức tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Một tổ chức mới ra đời, lấy tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là hợp nhất của 9 tổ chức.
  • Hạ lạp: Hạ lạp hay Tuổi hạ là một cách thức tính thời gian công đức tu hành của một tu sĩ Phật giáo. Thời gian công đức tu hành này có thể ảnh hưởng đến tiến trình đề cử và suy tôn các chức danh Phật giáo, đặc biệt trong Tịnh độ tông.
  • Bảo tháp: Tháp, bảo tháp, nhập bảo tháp để thờ xá lị của chư Phật hoặc của các bậc thành đạo như Bồ-tát, Duyên-giác, A-la-hán; hoặc để táng di cốt của các bậc tôn túc từng hành đạo trong các ngôi chùa. Tháp cũng là nơi các đệ tử của Phật dựng kỷ niệm ở những địa điểm quan trọng trong cuộc đời đức Phật như: Tứ Động Tâm nơi mà Phật Đản Sinh, Thành Đạo, Chuyển Pháp, Nhập Niết Bàn. Về sau Tháp có thể an trí cả kinh điển bên trong hoặc là đối tượng để thờ cúng, thiền định, các bảo tháp loại này thường bằng đồng, gỗ, vàng, bạc, ngọc... nêu biểu các biểu tượng giáo lý của Phật giáo.
  • Xá Lợi: Những phần kết tinh còn lại sau khi làm lễ trà tỳ (hỏa thiêu) nhục cốt của Đức Phật và các vị cao tăng. Đối với người thường, sau khi thiêu xác, chỉ còn tro và phần xương cháy chưa rã.
  • Hải táng: Thả xá lợi xuống biển.
  • Trà tỳ: Hỏa thiêu.
  • Kim quan: Khâm liệm.
  • Đạo Tràng: Có thể hiểu rằng những gì mang tính chất hoặc hình thức liên quan tới Phật sự đều gọi chung là đạo tràng. Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đạo tràng là khái niệm dùng để chỉ nơi hội tụ của người đệ tử Phật, có cùng một ý hướng chuyên tu, theo một pháp môn tu hành đã được chọn, hoặc do một vị sư hướng đạo trong muôn vàn pháp môn của Phật chỉ dạy. Đạo tràng trong đạo Phật hiện nay thường là do một hay nhiều vị sư chỉ dạy, diễn ra trong phạm vi ngôi Chùa. Một số đạo tràng hiện nay là đạo tràng Quang Minh, đạo tràng Pháp Hoa, đạo tràng Bát quan trai,...
+ Ngoài ra, còn rất nhiều vị Phật, Bồ Tát khác có những ngày lễ tưởng niệm ngày đản sinh, thành đạo, nhập niết bàn có ghi lại trong kinh sách nhà Phật, có thể tự tìm hiểu thêm. Và tùy theo Chùa Chiền sẽ có những ngày Sự kiện riêng.

Nguồn sự kiện: GHPG Việt Nam, Hoa tiêu VN, GHPG ĐakLak, Mạng xã hội Phật giáo – Butta, và một số Báo chính thống khác của Việt Nam.

( *Tháng Nhuận: Đối với Tháng Nhuận ÂL trong năm. Theo cách hiểu là tháng bù cho năm đó để có 1 năm âm lịch hoàn chỉnh. Vì vậy, nếu sự kiện nào rơi vào tháng có thêm tháng nhuận (tháng bù), thì vẫn tổ chức lễ kỷ niệm cho tháng đó như bình thường. Riêng tới tháng bù thì tùy vào khả năng và nhu cầu mỗi người mà sẽ có các sự kiện khác nhau như: Tổ chức lặp lại sự kiện vào tháng bù, hoặc tận dụng tháng bù này để tổ chức các ngày tu tập, tịnh tâm, sự kiện riêng. )

[Xem thêm]

Lịch ngày trai (ÂL)

IN ẤN
Stt Ngày trai Ngày Tháng Xem
1 Hai ngày (Nhị Trai) 1, 15 Hàng tháng Tra lịch Âm Dương
2 Bốn ngày (Tứ Trai) 1, 14, 15, 30 Hàng tháng Tra lịch Âm Dương
3 Sáu ngày (Lục Trai) 8, 14, 15, 23, 29, 30 Hàng tháng Tra lịch Âm Dương
4 Tám ngày (Bát Trai) 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 30 Hàng tháng Tra lịch Âm Dương
5 Mười ngày (Thập Trai) 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 Hàng tháng Tra lịch Âm Dương
6 Một tháng (Nhất Nguyệt Trai) Hàng ngày 1 hoặc 4 hoặc 7 hoặc 10 Tra lịch Âm Dương
7 Ba tháng (Tam Nguyệt Trai) Hàng ngày 1, 7, 10 Tra lịch Âm Dương
8 Bốn tháng (Tứ Nguyệt Trai) Hàng ngày 1, 4, 7, 10 Tra lịch Âm Dương
9 Trường trai (suốt đời) Hàng ngày Hàng tháng Quanh năm
10 (Ba tháng An cư kiết hạ) Bắt đầu từ rằm T4 đến rằm T7 4/, 5, 6, 7/ Tra lịch Âm Dương
Stt Ngày trai Ngày Tháng Xem

Ăn chay là pháp tu nuôi dưỡng lòng từ bi đối với các loài động vật, là phương pháp giữ gìn sức khỏe và sống thọ. Để việc ăn chay mang lại nhiều lợi ích, người ăn chay phải giữ tâm trong sạch, tránh điều tội ác, làm việc nhân từ, thương người mến vật và tu tập các công đức. Được như vậy thì ánh sáng từ bi và trí tuệ của đạo Phật sẽ tỏa sáng khắp nhân loại và chúng sanh.

Hướng dẫn: Quý Phật tử có thể chọn một trong các ngày trai bên trên để làm ngày trai cho mình. Ăn chay, cúng dường, cầu nguyện để kết duyên lành với Phật Pháp.

Đối với một người Phật tử, một tháng tối thiểu phải thọ trì Nhị Trai. Tức là phát nguyện trai giới ít nhất 2 ngày (vào ngày mùng 1 và ngày rằm).

Nguồn ngày trai: Sách Kinh Phật về đạo đức và xã hội (Phụ lục 3 - Các ngày ăn chay).

( *Tháng Đ hoặc T: Tháng Đ sẽ có ngày 30, thực hiện ăn chay như trên lịch ngày trai. Tháng T sẽ bị khuyết ngày 30, thực hiện ăn chay lùi lại 1 ngày vào cuối tháng là sẽ đủ ngày. VD: 28,29,30 => Lùi 1 ngày sẽ là 27,28,29. )

Những ngày đi Chùa cho Phật Tử

IN ẤN

- Đi chùa là sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa của người Việt Nam. Đi chùa thường có 2 mục đích:

  • Đi vãn cảnh chùa: Thăm quan, ngắm cảnh chùa như đi du lịch.
    Có thể đến chùa vào bất kỳ ngày nào trong tháng. Nên chọn những ngày thời tiêt thuận lợi và nhà chùa mở cửa đón khách để đến vãn cảnh chùa.
  • Đi lễ chùa: Lên chùa thắp hương, cúng Phật.
    Có 2 nhóm: Đi lễ chùa thông thường: Có thể đi chùa vào ngày rằm, mùng một hoặc bất kỳ ngày nào. Đi lễ chùa để làm các lễ như cầu tự, cầu an, cúng sao, giải hạn...: Thông thường, các chùa làm lễ này vào ngày Rằm, Mùng 1 hoặc theo lịch riêng của nhà chùa.
  • Lưu ý: Đối với truyền thống của Phật Giáo, đi chùa là để cầu an, không phải là để cúng sao giải hạn! Do đó, cúng sao giải hạn được liệt kê vào tín ngưỡng dân gian.

- Các ngày lễ chùa trong tháng:

+ Đi lễ chùa vào ngày mùng 1 và ngày 15 hàng tháng là tốt nhất:
Ngày mùng 1 và ngày 15 chính là 2 ngày trong tháng tốt nhất để đi lễ chùa, 2 ngày này đã trở thành tục lệ quen thuộc trong dân gian, những ngày này đi chùa sẽ gặp nhiều may mắn đặc biệt là sẽ linh thiêng hơn, cầu tài, cầu lộc sẽ có phần thành hiện thực hơn là những bình thường.

+ Mùng 2 rất tốt cho cầu tài lộc:
Nếu bạn không thể đi vào ngày mùng 1 thì mùng 2 cũng là sự lựa chọn đáng thích hợp dành cho bạn, đây là ngày đón lễ Hỷ thần do vậy nó mang nhiều may mắn, hạnh phúc đặc biệt nếu bạn muốn cầu tài lộc thì chớ bỏ qua ngày này.

+ Mùng 4 rất thích hợp cho cầu tình duyên:
Mùng là ngày mà các vị thần từ thiên đình về hạ giới cai quản, do vậy bạn hãy thành tâm đi lễ chùa những điều bạn mong muốn sẽ thành hiện thực đặc biệt là cầu duyên, bạn sẽ sớm có được người mình yêu thương.

+ Mùng 6:
Mùng 6 cũng một sự lựa chọn dành cho bạn, bạn có thể cầu bình an, may mắn, sức khỏe, tài lộc cực tốt. Đây cũng là ngày mà nhiều người lựa chọn để đi chùa do vậy bạn nên đi chùa vào ngày này là đẹp.

- Những ngày khác trong tháng:
Các ngày còn lại trong tháng hầu như đều là những ngày bình thường và có thể đi chùa được, tuy không dược tốt bằng những ngày bên trên nhưng vẫn có thể đi chùa bình thường do vậy bạn nếu bạn không thể đi được những ngày mà mình vừa nêu ra thì có thể đi các ngày khác trong tháng đều được.

- Các ngày cần tránh trong tháng: Nếu bạn đi chùa thì cần tránh những ngày sau để tránh gặp xui xẻo hay những điều không hay.

  • Ngày mùng 3, 7, 13, 18, 23, 27 đây là những ngày được coi là xuất phát không tốt, do vậy bạn không nên đi chùa vào những ngày này để không mắc phải những phiền toái.
  • Ngày mùng 5, 14, 24, tổng các số cộng lại đều bằng 5 và người ta coi các ngày nào là ngày Nguyệt Kỵ, dân gian truyền nhau rằng ngày “nửa đời, nửa đoạn” làm gì cũng chỉ giữa chừng, khó đạt được mục tiêu do vậy không nên đi chùa vào ngày này.

- Các ngày lễ chùa cho đầu năm:

+ Mùng 1 Tết:
Theo phong tục của người Việt Nam, việc sắm sửa lễ hương hoa quả vào chùa mùng 1 Tết trở thành tục lệ thất yếu. Thậm chí, ngay sau thời khắc giao thừa điểm 12 giờ nhà nhà sắm lễ lên chùa cầu cho gia đình, người thân luôn khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, tiền vào như nước,… Vì thế, lựa chọn ngày mùng 1 Tết đi chùa đồng nghĩa với việc cả năm luôn may mắn, tài lộc, vạn sự như ý. Với hy vọng, hứa hẹn một năm mới tràn đầy năng lượng, niềm vui trong cuộc sống.

+ Mùng 2, 3 Tết:
Ngày mùng 2, 3 Tết là ngày đón lễ Hỷ Thần, đón thần tài (ngày may mắn, hạnh phúc). Cho nên, chọn đi chùa những ngày này với mong muốn cầu tài lộc, công danh, tiền tài dư giả.

+ Mùng 4 Tết:
Rất nhiều gia đình lựa chọn ngày mùng 4 để cúng gia Tết nên ngày này là ngày các vị Thần từ Thiên đình về hạ giới để cai quản 1 năm mới. Nếu ngày mùng 4 đi chùa với cái tâm hướng phật thì những điều mong muốn của gia chủ sẽ được linh ứng, và dễ thành hiện thực. Có thể nói như cầu được ước thấy nên ai có con đường tình duyên lận đận thì nên đi chùa vào ngày này để cầu duyên.

+ Mùng 6 Tết:
Mùng 6 là ngày bình an và là ngày rất tốt để xuất hành cho những chuyến đi, chuyến khởi hành thuận lợi. Nên lựa chọn ngày mùng 6 cầu sức khỏe, bình an, gia đạo rất tốt.

Nguồn ngày lễ đi chùa: Tổng hợp sưu tầm, Bách khoa kiến thức.

( *Ghi chú: Là đệ tử, là con của Phật, sẽ không có khái niệm ngày nào đi Chùa thì tốt! Mà căn cứ theo: Lịch sinh hoạt của Chùa, của Đạo Tràng, của Sự kiện PG và ngày nào đi Chùa cũng là ngày tốt. 1 ngày đi Chùa là +1 ngày về nhà thăm Phật, +1 đảnh lễ Phật, +1 đảnh lễ Ban Tam Bảo, +1 công phu, +1 trách nhiệm! )

[Xem thêm]

GHI CHÚ

1. Đây là Phật Lịch Trọn Đời để tham khảo, bao gồm các ngày Lễ quan trọng của Phật Giáo Việt Nam Bắc Tông và Nam Tông (hai tông phái lớn).

2. Ngày bắt đầu Phật Lịch Bắc Tông: Rằm tháng 2 âm lịch (Ngày kỷ niệm vía Phật Thích Ca nhập niết bàn).

3. Ngày bắt đầu Phật Lịch Nam Tông: Rằm tháng 4 âm lịch (Ngày lễ Tam Hợp - Vesak hay còn gọi ngày Phật Bảo (Visākhapūjā): Đản sanh; Thành đạo; Nhập diệt).


1. Phật lịch được bắt đầu tính từ năm Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn (tức năm 544 TTL).

2. Tuổi thọ của Đức Phật Thích Ca là 80 tuổi, cho nên Phật Lịch cộng thêm 80 năm (544 + 80) sẽ được Phật Đản. Rằm tháng 4 chính là ngày Phật Đản Sanh của năm đó.

+ Cách tính Phật Lịch được tham khảo tại: Thư Viện Hoa Sen.

+ Danh sách các ngày Lễ được tham khảo tại: Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

+ Từ viết tắt: TTL (Trước Tây Lịch) = TCN (Trước Công Nguyên).


Trong Phật giáo có hai tông phái lớn: Tiểu Thừa và Đại Thừa, hai bên tuy phân biệt ra như thế nhưng vẫn theo tôn chỉ của Đức Phật. Đại Thừa thì theo tinh thần Phật dạy mà tiến hóa hợp hợp khế cơ. Tiểu Thừa thì một mực trì thủ lời Phật trong các kinh chứ không thay đổi.

1. Bắc Tông hay Phái Đại Thừa (Mahāyāna) tức là "cỗ xe lớn" hay còn gọi là Đại Thặng tức là "bánh xe lớn" là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật. Phật giáo Ấn Độ truyền sang các nước phía bắc. Trong một số tài liệu hiện đại, các danh xưng Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Bắc truyền hay Phật giáo Phát triển, cũng được xem là tương đương và có thể được dùng để thay thế thuật ngữ Phật giáo Đại thừa. Được gọi là tôn giáo cải cách. Giáo lý Đại thừa có nhiều cái mới so với đạo Phật nguyên thủy.


Ảnh VD: Chùa Vĩnh Nghiêm Thành phố Hồ Chí Minh là ngôi chùa Bắc Tông tu theo hệ phái Mahāyāna

2. Nam Tông (Phật giáo nguyên thủy – Theravāda) hay Phái Tiểu Thừa (Hyayana) nghĩa là "cỗ xe nhỏ". Phật giáo Ấn Độ truyền sang các nước phía nam. Tiểu thừa được một số đại biểu phái Đại thừa (Mahāyāna) thường dùng chỉ những người theo "Phật giáo Nguyên thủy", "Phật giáo Nam Tông". Ngày nay ý nghĩa chê bai của danh từ này đã mất đi và không còn được sử dụng.


Ảnh VD: Chùa Bửu Pháp Cần Thơ là ngôi chùa Nam Tông tu theo hệ phái Theravāda (Phật giáo Nguyên Thủy)

3. Ngoài 2 tông phái lớn kể trên, còn tông phái nào khác không? Có. Có rất nhiều tông phái khác nhau trong Phật Giáo, trong đó nổi bật với 5 tông phái chính: Nam Tông (Theravāda); Bắc Tông (Mahāyāna); Mật tông hay Kim cương thừa (Vajrayàna); Tịnh độ tông hay Tịnh thổ tông, Thiền tông hay Phật Tâm tông (Dhyana). Một số tông phái khác: Luật tông; Câu Xá Tông; Thành Thực Tông; Pháp Tướng tông; Tam Luận Tông; Thiên Thai Tông (Pháp hoa tông); Hoa Nghiêm Tông (hay Hiền Thủ tông).

Vì vậy ở Việt Nam, trải dài từ Bắc vào Nam ngoài 2 tông phái lớn Bắc Tông và Nam Tông, còn có rất nhiều tông phái khác. Trong đó Bắc Tông thường thấy nhất.

+ Phân biệt Bắc Tông và Nam Tông: Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum.

+ Tìm hiểu Phật giáo tại Việt Nam: Wikipedia.

+ Danh sách một số Chùa Nam Tông tại Sài Gòn (Tham khảo): Đạo Phật Nguyên Thủy.

+ 5 tông phái chính tại Việt Nam: Wikipedia - Các tông phái Phật giáo.

+ Các tông phái khác trong Phật giáo Việt Nam: Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Nguồn ghi chú: Tổng hợp các liên kết trong bài.

[Xem thêm]