Nam mô A Di Đà Phật,
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Nam mô Đại từ Đại bi Cứu khổ Cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát!
Hữu duyên cho ai được thấy trang này, và đọc được dòng chữ này.
Con là Kim Ngân, pháp danh Liên Hoa, Phật tử có thể sử dụng miễn phí trang này tại đây, hoặc quý Chùa cần tích hợp trên Website [Web chính thống của Chùa] miễn phí vui lòng liên hệ con ở phần mô tả chân trang.
Nguồn sự kiện: GHPG Việt Nam, Hoa tiêu VN, GHPG ĐakLak, Mạng xã hội Phật giáo – Butta, và một số Báo chính thống khác của Việt Nam.
( *Tháng Nhuận: Đối với Tháng Nhuận ÂL trong năm. Theo cách hiểu là tháng bù cho năm đó để có 1 năm âm lịch hoàn chỉnh. Vì vậy, nếu sự kiện nào rơi vào tháng có thêm tháng nhuận (tháng bù), thì vẫn tổ chức lễ kỷ niệm cho tháng đó như bình thường. Riêng tới tháng bù thì tùy vào khả năng và nhu cầu mỗi người mà sẽ có các sự kiện khác nhau như: Tổ chức lặp lại sự kiện vào tháng bù, hoặc tận dụng tháng bù này để tổ chức các ngày tu tập, tịnh tâm, sự kiện riêng. )
Stt | Ngày trai | Ngày | Tháng | Xem |
---|---|---|---|---|
1 | Hai ngày (Nhị Trai) | 1, 15 | Hàng tháng | Tra lịch Âm Dương |
2 | Bốn ngày (Tứ Trai) | 1, 14, 15, 30 | Hàng tháng | Tra lịch Âm Dương |
3 | Sáu ngày (Lục Trai) | 8, 14, 15, 23, 29, 30 | Hàng tháng | Tra lịch Âm Dương |
4 | Tám ngày (Bát Trai) | 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 30 | Hàng tháng | Tra lịch Âm Dương |
5 | Mười ngày (Thập Trai) | 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 | Hàng tháng | Tra lịch Âm Dương |
6 | Một tháng (Nhất Nguyệt Trai) | Hàng ngày | 1 hoặc 4 hoặc 7 hoặc 10 | Tra lịch Âm Dương |
7 | Ba tháng (Tam Nguyệt Trai) | Hàng ngày | 1, 7, 10 | Tra lịch Âm Dương |
8 | Bốn tháng (Tứ Nguyệt Trai) | Hàng ngày | 1, 4, 7, 10 | Tra lịch Âm Dương |
9 | Trường trai (suốt đời) | Hàng ngày | Hàng tháng | Quanh năm |
10 | (Ba tháng An cư kiết hạ) | Bắt đầu từ rằm T4 đến rằm T7 | 4/, 5, 6, 7/ | Tra lịch Âm Dương |
Stt | Ngày trai | Ngày | Tháng | Xem |
Ăn chay là pháp tu nuôi dưỡng lòng từ bi đối với các loài động vật, là phương pháp giữ gìn sức khỏe và sống thọ. Để việc ăn chay mang lại nhiều lợi ích, người ăn chay phải giữ tâm trong sạch, tránh điều tội ác, làm việc nhân từ, thương người mến vật và tu tập các công đức. Được như vậy thì ánh sáng từ bi và trí tuệ của đạo Phật sẽ tỏa sáng khắp nhân loại và chúng sanh.
Hướng dẫn: Quý Phật tử có thể chọn một trong các ngày trai bên trên để làm ngày trai cho mình. Ăn chay, cúng dường, cầu nguyện để kết duyên lành với Phật Pháp.
Đối với một người Phật tử, một tháng tối thiểu phải thọ trì Nhị Trai. Tức là phát nguyện trai giới ít nhất 2 ngày (vào ngày mùng 1 và ngày rằm).
Nguồn ngày trai: Sách Kinh Phật về đạo đức và xã hội (Phụ lục 3 - Các ngày ăn chay).
( *Tháng Đ hoặc T: Tháng Đ sẽ có ngày 30, thực hiện ăn chay như trên lịch ngày trai. Tháng T sẽ bị khuyết ngày 30, thực hiện ăn chay lùi lại 1 ngày vào cuối tháng là sẽ đủ ngày. VD: 28,29,30 => Lùi 1 ngày sẽ là 27,28,29. )
- Đi chùa là sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa của người Việt Nam. Đi chùa thường có 2 mục đích:
- Các ngày lễ chùa trong tháng:
+ Đi lễ chùa vào ngày mùng 1 và ngày 15 hàng tháng là tốt nhất:
Ngày mùng 1 và ngày 15 chính là 2 ngày trong tháng tốt nhất để đi lễ chùa, 2 ngày này đã trở thành tục lệ quen thuộc trong dân gian, những ngày này đi chùa sẽ gặp nhiều may mắn đặc biệt là sẽ linh thiêng hơn, cầu tài, cầu lộc sẽ có phần thành hiện thực hơn là những bình thường.
+ Mùng 2 rất tốt cho cầu tài lộc:
Nếu bạn không thể đi vào ngày mùng 1 thì mùng 2 cũng là sự lựa chọn đáng thích hợp dành cho bạn, đây là ngày đón lễ Hỷ thần do vậy nó mang nhiều may mắn, hạnh phúc đặc biệt nếu bạn muốn cầu tài lộc thì chớ bỏ qua ngày này.
+ Mùng 4 rất thích hợp cho cầu tình duyên:
Mùng là ngày mà các vị thần từ thiên đình về hạ giới cai quản, do vậy bạn hãy thành tâm đi lễ chùa những điều bạn mong muốn sẽ thành hiện thực đặc biệt là cầu duyên, bạn sẽ sớm có được người mình yêu thương.
+ Mùng 6:
Mùng 6 cũng một sự lựa chọn dành cho bạn, bạn có thể cầu bình an, may mắn, sức khỏe, tài lộc cực tốt. Đây cũng là ngày mà nhiều người lựa chọn để đi chùa do vậy bạn nên đi chùa vào ngày này là đẹp.
- Những ngày khác trong tháng:
Các ngày còn lại trong tháng hầu như đều là những ngày bình thường và có thể đi chùa được, tuy không dược tốt bằng những ngày bên trên nhưng vẫn có thể đi chùa bình thường do vậy bạn nếu bạn không thể đi được những ngày mà mình vừa nêu ra thì có thể đi các ngày khác trong tháng đều được.
- Các ngày cần tránh trong tháng: Nếu bạn đi chùa thì cần tránh những ngày sau để tránh gặp xui xẻo hay những điều không hay.
- Các ngày lễ chùa cho đầu năm:
+ Mùng 1 Tết:
Theo phong tục của người Việt Nam, việc sắm sửa lễ hương hoa quả vào chùa mùng 1 Tết trở thành tục lệ thất yếu. Thậm chí, ngay sau thời khắc giao thừa điểm 12 giờ nhà nhà sắm lễ lên chùa cầu cho gia đình, người thân luôn khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, tiền vào như nước,… Vì thế, lựa chọn ngày mùng 1 Tết đi chùa đồng nghĩa với việc cả năm luôn may mắn, tài lộc, vạn sự như ý. Với hy vọng, hứa hẹn một năm mới tràn đầy năng lượng, niềm vui trong cuộc sống.
+ Mùng 2, 3 Tết:
Ngày mùng 2, 3 Tết là ngày đón lễ Hỷ Thần, đón thần tài (ngày may mắn, hạnh phúc). Cho nên, chọn đi chùa những ngày này với mong muốn cầu tài lộc, công danh, tiền tài dư giả.
+ Mùng 4 Tết:
Rất nhiều gia đình lựa chọn ngày mùng 4 để cúng gia Tết nên ngày này là ngày các vị Thần từ Thiên đình về hạ giới để cai quản 1 năm mới. Nếu ngày mùng 4 đi chùa với cái tâm hướng phật thì những điều mong muốn của gia chủ sẽ được linh ứng, và dễ thành hiện thực. Có thể nói như cầu được ước thấy nên ai có con đường tình duyên lận đận thì nên đi chùa vào ngày này để cầu duyên.
+ Mùng 6 Tết:
Mùng 6 là ngày bình an và là ngày rất tốt để xuất hành cho những chuyến đi, chuyến khởi hành thuận lợi. Nên lựa chọn ngày mùng 6 cầu sức khỏe, bình an, gia đạo rất tốt.
Nguồn ngày lễ đi chùa: Tổng hợp sưu tầm, Bách khoa kiến thức.
( *Ghi chú: Là đệ tử, là con của Phật, sẽ không có khái niệm ngày nào đi Chùa thì tốt! Mà căn cứ theo: Lịch sinh hoạt của Chùa, của Đạo Tràng, của Sự kiện PG và ngày nào đi Chùa cũng là ngày tốt. 1 ngày đi Chùa là +1 ngày về nhà thăm Phật, +1 đảnh lễ Phật, +1 đảnh lễ Ban Tam Bảo, +1 công phu, +1 trách nhiệm! )
GHI CHÚ
1. Đây là Phật Lịch Trọn Đời để tham khảo, bao gồm các ngày Lễ quan trọng của Phật Giáo Việt Nam Bắc Tông và Nam Tông (hai tông phái lớn).
2. Ngày bắt đầu Phật Lịch Bắc Tông: Rằm tháng 2 âm lịch (Ngày kỷ niệm vía Phật Thích Ca nhập niết bàn).
3. Ngày bắt đầu Phật Lịch Nam Tông: Rằm tháng 4 âm lịch (Ngày lễ Tam Hợp - Vesak hay còn gọi ngày Phật Bảo (Visākhapūjā): Đản sanh; Thành đạo; Nhập diệt).
1. Phật lịch được bắt đầu tính từ năm Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn (tức năm 544 TTL).
2. Tuổi thọ của Đức Phật Thích Ca là 80 tuổi, cho nên Phật Lịch cộng thêm 80 năm (544 + 80) sẽ được Phật Đản. Rằm tháng 4 chính là ngày Phật Đản Sanh của năm đó.
+ Cách tính Phật Lịch được tham khảo tại: Thư Viện Hoa Sen.
+ Danh sách các ngày Lễ được tham khảo tại: Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
+ Từ viết tắt: TTL (Trước Tây Lịch) = TCN (Trước Công Nguyên).
Trong Phật giáo có hai tông phái lớn: Tiểu Thừa và Đại Thừa, hai bên tuy phân biệt ra như thế nhưng vẫn theo tôn chỉ của Đức Phật. Đại Thừa thì theo tinh thần Phật dạy mà tiến hóa hợp hợp khế cơ. Tiểu Thừa thì một mực trì thủ lời Phật trong các kinh chứ không thay đổi.
1. Bắc Tông hay Phái Đại Thừa (Mahāyāna) tức là "cỗ xe lớn" hay còn gọi là Đại Thặng tức là "bánh xe lớn" là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật. Phật giáo Ấn Độ truyền sang các nước phía bắc. Trong một số tài liệu hiện đại, các danh xưng Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Bắc truyền hay Phật giáo Phát triển, cũng được xem là tương đương và có thể được dùng để thay thế thuật ngữ Phật giáo Đại thừa. Được gọi là tôn giáo cải cách. Giáo lý Đại thừa có nhiều cái mới so với đạo Phật nguyên thủy.
Ảnh VD: Chùa Vĩnh Nghiêm Thành phố Hồ Chí Minh là ngôi chùa Bắc Tông tu theo hệ phái Mahāyāna
2. Nam Tông (Phật giáo nguyên thủy – Theravāda) hay Phái Tiểu Thừa (Hyayana) nghĩa là "cỗ xe nhỏ". Phật giáo Ấn Độ truyền sang các nước phía nam. Tiểu thừa được một số đại biểu phái Đại thừa (Mahāyāna) thường dùng chỉ những người theo "Phật giáo Nguyên thủy", "Phật giáo Nam Tông". Ngày nay ý nghĩa chê bai của danh từ này đã mất đi và không còn được sử dụng.
Ảnh VD: Chùa Bửu Pháp Cần Thơ là ngôi chùa Nam Tông tu theo hệ phái Theravāda (Phật giáo Nguyên Thủy)
3. Ngoài 2 tông phái lớn kể trên, còn tông phái nào khác không? Có. Có rất nhiều tông phái khác nhau trong Phật Giáo, trong đó nổi bật với 5 tông phái chính: Nam Tông (Theravāda); Bắc Tông (Mahāyāna); Mật tông hay Kim cương thừa (Vajrayàna); Tịnh độ tông hay Tịnh thổ tông, Thiền tông hay Phật Tâm tông (Dhyana). Một số tông phái khác: Luật tông; Câu Xá Tông; Thành Thực Tông; Pháp Tướng tông; Tam Luận Tông; Thiên Thai Tông (Pháp hoa tông); Hoa Nghiêm Tông (hay Hiền Thủ tông).
Vì vậy ở Việt Nam, trải dài từ Bắc vào Nam ngoài 2 tông phái lớn Bắc Tông và Nam Tông, còn có rất nhiều tông phái khác. Trong đó Bắc Tông thường thấy nhất.
+ Phân biệt Bắc Tông và Nam Tông: Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum.
+ Tìm hiểu Phật giáo tại Việt Nam: Wikipedia.
+ Danh sách một số Chùa Nam Tông tại Sài Gòn (Tham khảo): Đạo Phật Nguyên Thủy.
+ 5 tông phái chính tại Việt Nam: Wikipedia - Các tông phái Phật giáo.
+ Các tông phái khác trong Phật giáo Việt Nam: Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Nguồn ghi chú: Tổng hợp các liên kết trong bài.
Phiên bản phần mềm: v1.6.41
APP.PHANKIMNGAN.COM
msngan.website@gmail.com – kimngan@giangdaikim.com.vn
Zalo Kim Ngân – Facebook Kim Ngân – Skypee – Telegram – My Info – Github.com
Liên hệ để mua Code gốc chưa mã hóa full source code nếu có nhu cầu phát triển. Hoặc sử dụng miễn phí tại trang này.
Copyright 2015 - 2024 © Phan Kim Ngân | Powered by GĐK iNET Website